3. ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC ĐÁNH LỬA SỚM ĐẾN ĐẶC ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CNG ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐỘNG CƠ XĂNG
Nguyễn Tường Vi1, Bùi Thị Len2, Nguyễn Hữu Thành3, Nguyễn Ngọc Hùng4 |  PDF (Size KB)
Trang 9

 

ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC ĐÁNH LỬA SỚM
ĐẾN ĐẶC ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CNG
ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐỘNG CƠ XĂNG
 
Nguyễn Tường Vi1, Bùi Thị Len2, Nguyễn Hữu Thành3, Nguyễn Ngọc Hùng4
Trường Đại học Thủy lợi, email: Nguyentuongvi1978@tlu.edu.vn
2Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp
3Khoa Sư phạm dạy nghề, Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp
4Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa
 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

 
Hiện nay, chất lượng không khí của các trung tâm thành phố xuống rất thấp do bị ô nhiễm từ khí thải động cơ xăng và diesel. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng cao và yêu cầu về giảm thiểu phát thải độc hại do các phương tiện vận tải sinh ra, việc sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên NG (Natural Gas) là một lựa chọn phù hợp. Nhiên liệu NG có thể được chứa trong các bình chứa áp suất cao dưới dạng khí nén CNG (Compressed Natural Gas). Trên thế giới, khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu rất phổ biến do ưu điểm vượt trội so với nhiên liệu xăng truyền thống như chỉ số Octan cao nên có thể làm việc ở tỷ số nén lớn để nâng cao hiệu suất động cơ mà không có hiện tượng kích nổ [1,2]. Thêm nữa, thành phần chính của khí thiên nhiên là mê tan có tỷ lệ nguyên tố C/H nhỏ hơn xăng nên các thành phần phát thải độc hại như CO, HC và CO2 nhỏ hơn nhiều so với nhiên liệu xăng, phát thải NOx cũng thấp hơn. Tuy nhiên, CNG có tốc độ cháy tương đối nhỏ hơn so với nhiên liệu xăng  (0,43  đối với xăng và  0,38 đối với CNG [3]), dẫn tới thời gian cháy kéo dài hơn, do đó cần thiết nghiên cứu ảnh hưởng của góc đánh lửa sớm khi sử dụng CNG. 
 
 

Xem thêm…